Skip to main content

Mua Vỏ bánh bì que ở đâu Chất lượng, Giá rẻ, Uy tín nhất

Một chiếc bánh que ngon cần hội tụ cả hai yếu tố, vỏ và phần nhân pate bên trong. Tuy nhiên, theo ý kiến các chủ tiệm họ cho rằng phần vỏ bánh mới thực sự giá trị, quyết định đến 70% chất lượng và làm nên tên tuổi cho đặc sản này. Vậy mua vỏ bánh mì que ở đâu thì ngon? Hãy cùng đọc bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích nhé.

1. Bánh mì que có nguồn gốc từ đâu?

nguồn gốc vỏ bánh mì que

Khi được hỏi về nguồn gốc loại bánh này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Đà Nẵng với những xe bánh mì bán trên phố, hoặc xa hơi là nước Pháp “quê đẻ” của những chiếc bánh mì. Nhưng thực chất bạn đã nhầm, bởi nơi thực sự sinh ra bánh que chính là Torino, một vùng phía Đông Bắc Italia.

Năm 1679, người ta đã làm ra chiếc bánh mì que đầu tiên tại Lanzo Torinese, sau đó dần lan rộng ra các nước châu lục khác. Và đến năm 1858, khi Pháp sang xâm chiếm Việt Nam, họ đã tình cờ mang đến món ăn này. 

Còn tên gọi bánh mì que là do chính người Việt ta đặt theo hình dáng của nó. Chiếc bánh có hẹp chiều ngang nhưng chiều dài có loại lên đến tận 30cm. Để bánh ăn đỡ khô khan, nhàm chán, người dân Đà Nẵng đã biến tấu nó với một chút nhân pate, ruốc, tương ớt và tạo ra món ăn khiến ai cũng phải xuyến xao.

2. Giá vỏ bánh mì que bao nhiêu?

giá vỏ bánh mì que

Hiện nay trong thị trường bánh mì que người mua người bán rất nhộn nhịp. Vỏ bánh được đổ buôn cho các quán hàng giá chỉ khoảng 2.000 – 2.500/chiếc, còn bán lẻ giá là 3.500 – 4.000 đồng/chiếc. Giá bán có sự chênh lệch bởi nó phụ thuộc vào tùy từng đơn vị cung cấp và số lượng cần mua. Bạn có thể hỏi tham khảo giá vài chỗ khi quyết định mua để được giá rẻ nhất nhé.

3. Mua vỏ bánh mì que ở đâu ngon, giá rẻ?

Vì cầu tăng nên nguồn cung của sản phẩm cũng nhiều hơn, từ những đại lý lớn, lò bánh chuyên nghiệp hay người dao buôn dạo…việc mua bán rất dễ dàng. Dưới đây, Quang Huy sẽ gợi ý cho bạn một vài nguồn hàng chất lượng, giá tốt.

3.1. Tại lò nướng chuyên cung cấp bánh mì

Đầu tiên, chắc chắn không thể bỏ qua lò nướng, địa điểm chuyên sản xuất, cung cấp tất cả các loại bánh từ ngọt đến mặn, từ to đến nhỏ. Vì là cơ sở chuyên nghiệp, bán trực tiếp cho khách hàng nên chất lượng bánh sẽ luôn được đảm bảo. Cùng với đó, khi mua số lượng lớn hoặc nhận làm đại lý phân phối lâu dài bạn sẽ được mua với giá thấp nhất, có khi bằng luôn giá sàn.

bánh mì que tại lò

3.2. Tại hệ thống siêu thị thực phẩm

Một option khác cho bạn lựa chọn chính là các chuỗi siêu thị bán thực phẩm cực uy tín như: Aeon Mall, Big C, Vinmart, Lotte… Tuy nhiên, có một vấn đề là giá mua buôn cũng không thấp hơn giá mua lẻ là bao nhiêu, hơn nữa bạn sẽ phải chịu cả tiền thuế và không được chiết khấu số lượng. Vì lý do đó nó sẽ phù hợp hơn cho những ai mua về gia đình ăn, hay khi tiện đi siêu thị thì mua luôn.

3.3. Tại đại lý, cửa hàng phân phối

Một địa chỉ cuối cùng chính là các đại lý chuyên sỉ bánh que và nhiều loại sản phẩm khác.

  • Ưu điểm: Nguồn hàng sẵn, chất lượng bánh chắc chắn ngon bởi các đại lý đã tuyển chọn kỹ.
  • Nhược điểm: Giá không “mềm” như tại xưởng, ngang mức ở siêu thị đôi khi còn cao hơn. Phù hợp cho tiêu dùng cá nhân, mua ít cho gia đình thưởng thức.

4. Các phương thức đặt mua vỏ bánh mì

Ngày nay, việc sử dụng MXH, mua bán online cực kỳ phổ biến nên cũng là một kênh bạn có thể tận dụng để tìm nguồn hàng và đặt mua. So với phương án đến trực tiếp cửa hàng thì cũng sẽ có một vài điểm hơn và kém. Bạn có thể xem sự phân biệt dưới đây và đưa ra sự lựa chọn.

Cách đặt bánh mì que

4.1. Ưu điểm

Mua trực tiếp

Mua online

  • Được nhìn sản phẩm tận mắt và được ăn thử
  • Có thể chọn mua từng chiếc, hoặc mua với số lượng lẻ
  • Thời gian mua nhanh, bạn có ngay khi cần
  • Có thể trả hàng nếu bán không hết hoặc đổi sang loại bánh khác
  • Chỉ cần ở nhà để chọn sản phẩm, hình ảnh cung cấp từ người bán
  • Thời gian linh động, đặt hàng 24/7

4.2. Nhược điểm

Mua trực tiếp

Mua online

  • Với nguồn hàng tốt, bạn phải bon chen, đặt hàng trước may ra có thể mua được
  • Mất công đi lấy tận nơi
  • Không được hưởng giảm giá, chiết khấu như trên app online
  • Không thể kiểm định chất lượng, hàng giao có thể không giống ảnh
  • Có thể bị trà trộn hàng loại 1 và 2
  • Đặt hàng mọi lúc nhưng không thể lấy hàng ngay khi cần

Mỗi cách đặt hàng đều có những điểm lợi thế, có thể là ưu điểm của người này, nhưng lại là nhược điểm của người khác. Bạn hãy xem xét nhu cầu, vị trí ở và các yếu tố ảnh hưởng để biết nên mua hàng theo cách nào. 

5. Cách làm vỏ bánh mì que ngon để bán tiết kiệm chi phí

làm vỏ bánh mì que tại nhà

Nếu thấy việc mua hàng là không tiện, chưa tối ưu chi phí tốt nhất bạn có thể nghĩ đến phương án tự làm vỏ bánh que tại nhà. Cách làm thì rất đơn giản và không hề khó đâu nhé. Hãy làm theo các nước sau bạn sẽ có được thành quả như ý.

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Mua các nguyên liệu làm bánh (số lượng ước tính khoảng 40 chiếc) đầy đủ gồm: 

  • Bột mì số 13: 1 kg
  • Giấm trắng: 15ml
  • Men nở: 10 g
  • Bơ lạt: 100 g
  • Đường: 30g
  • Muối: 30g
  • Nước: 300ml

nguyen liệu làm bánh mì

Lưu ý về các nguyên liệu:

  • Bột mì số 13 có độ xốp tốt nhất, nếu không thể mua được thì bạn có thể sử dụng bột mì đa năng.
  • Bơ có tác dụng làm thơm và tạo độ mềm nên nếu làm cho gia đình ăn thì bạn có thể cho số lượng bơ nhiều hơn,  bánh sẽ ngon hơn đó.
  • Giấm dùng để làm trắng bột, bánh nướng lên có độ trẳng sẽ hấp dẫn hơn màu ngà ngà. Tuy vậy, nếu không có giấm thì có thể thay thế nó bằng một chút nước cốt chanh cũng được nhé.
  • Đường và muối tạo vị cho bánh, nhưng khi ăn bạn sẽ thường cho thêm nhân kẹp giữa vì thế đừng cho hai gai vị này quá nhiều.

5.2. Các bước thực hiện

Bạn chuẩn bị bát, bàn nặn bánh, cây cán bột rồi làm theo các bước:

Bước 1: Làm men nở

  • Cho men ra bát, thêm 50ml nước ấm, khuấy đều cho men tan hết.
  • Để men nghỉ tầm 15 phút đến khi bạn thấy men nổi lên bề mặt với các bọt khí xốp xốp, có màu gần như cà phê nâu là đạt.

kích men nở làm bánh

Lưu ý: Nước lạnh không có tác dụng kích men, nước nóng làm chết men. Và nếu quá 15 phút men vẫn không nổi lên thì có nghĩa là nó đã bị chết, bạn hãy làm nem khác thay thế.

Bước 2: Trộn bột

  • Bạn cho bột vào bát lớn, cho tiếp muối, đường trộn đều.
  • Đổ men nở vừa rồi vào bột trộn đều tiếp.
  • Sau cùng là thêm nước và trộn bột sao cho không dính tay để khối bột mịn là chuẩn nhất. Nhớ thêm giấm trong khi trộn nhé.
  • Bạn nhào bột liên tục 10 đến 15 phút, càng lâu thì bánh càng mịn và xốp cho độ nở tốt.

nhồi bột bánh mì

Lưu ý: Nếu không thể xác định chính xác lượng nước bao nhiêu là đủ hãy để ra ngoài một ít bột áo, cho nước từ từ vào, nếu bị nhão thì thêm bột áo vào để tỷ lệ bột – nước cân bằng.

Bước 3: Ủ bột

  • Bột ủ cần được đậy kín, tránh không khí bên ngoài tiếp xúc khi men đang hoạt động. Tác dụng để bánh có khả năng nở tốt nhất, tạo độ xốp và không bị khô.
  • Thời gian ủ tương xứng theo khối lượng bột. Trung bình 45 – 50 phút, khi bạn thấy bột có độ xốp, có mắt khí trên bề mặt là ok rồi đó.

Bước 4: Tạo hình vỏ 

  • Bạn cho bột ra bàn nặn, nhào lại bột và chia ra 40 phần bằng nhau (đây là kích thước cho bánh mì que mini, nếu muốn làm lớn hơn bạn chia ra ít phần hơn nhé.
  • Lăn bột và tạo hình que dài tầm 20 đến 22cm.
  • Bạn xếp bánh đã tạo hình vào khay nướng, để nghỉ thêm 15 phút đến khi bánh nở lên khoảng gấp đôi là được.

nặn bánh mì

Bước 5: Nướng bánh

  • Cho khay nướng vào lò, bật nhiệt độ 200 độ C thời gian 15 phút.
  • Trong khi nướng cứ 3 phút lại xịt phun sương một lần để bánh được ẩm.
  • Bánh đủ 15 phút bạn lấy ra nếu muốn vàng giòn hơn thì để thêm 5 phút nữa nhé.
  • Khi nướng xong, bạn lấy bánh ra khỏi khay, cho vào thùng xốp đậy vải kín để giữ độ nóng trong vài giờ đồng hồ.

Giờ đây, bạn không nhưng biết địa chỉ mua mà còn có thể tự làm vỏ bánh mì que ngay tại nhà rồi đó. Chỉ cần bạn kiên nhẫn việc làm bánh sẽ vừa vui lại vừa tiết kiệm chi phí hơn cho việc kinh doanh!

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này