Skip to main content

Cách Làm Nước Sốt Bánh Mì Chả Lụa: Đậm đà, Siêu ngon

Bánh mì chả lụa đã ngon, nay lại ăn cùng nước sốt thì thật chẳng “cao lương mĩ vị” nào sánh bằng. Vậy cách làm nước sốt bánh mì chả lụa như thế nào là chuẩn nhất? Đừng bỏ lỡ bài viết sau đây để nắm ngay bí quyết nhé.

1. Món bánh mì chả lụa ăn kèm nước sốt ngon tuyệt cú

Bánh mì và chả lụa là hai món ăn truyền thống cực kỳ nổi tiếng tại Việt Nam. Món ăn không chỉ được người dân trong nước yêu thích mà bạn bè thế giới khi qua đây ăn cũng cũng đều ngợi ca. Bánh mì nóng ăn cùng chả lụa thơm ngon, tẩm ướp đều gia vị, đậm hạt tiêu, ăn cứ phải gọi rất cuốn.

bánh mì chả lụa ngon

Món ăn được bày bán rất nhiều từ vỉa hè, cổng trường, khu dân cư đến cả các quán ăn sang trong của thương hiệu cao cấp. Để giúp bánh ngon hơn, vừa miệng hơn bạn có thể ăn cùng với nước sốt. Đây chính là điểm nhấn để quán bán thu hút khách hàng, tạo được hương vị riêng cho mình.

Cách làm không hề khó, bạn chỉ cần vài phút là có ngay bát nước dùng ngon chẳng khác gì hàng quán, có khi còn hợp khẩu vị hơn đó.

2. Nguyên liệu phải có khi làm nước sốt bánh mì chả lụa

Nguyên liệu làm nước sốt vô cùng đơn giản, bởi chỉ cần gia vị và cách pha sao cho có độ sệt là chuẩn bài. Bạn cần có:

làm nước sốt chấm bánh mì

  • Cà chua: 5 quả
  • Thịt nạc băm: 300g
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành khô: 5 củ
  • Hành tím:  2 củ
  • Gia vị: Dầu hào, mắm, mì chính, tiêu, tương ớt, đường….
  • Dụng cụ: Bếp ga, chảo, bát, thìa, đũa

Mỗi nguyên liệu đều có vai trò và tác dụng riêng, nếu bỏ đi bất kì thành phần nào thì món ăn đều không còn hoàn hảo, đặc biệt là các món nước dùng, nước chấm.

nguyên liệu làm nước sốt bánh mì

  • Cà chua: Dùng để tạo màu, độ sệt và vị chua cho nước dùng. Nên mua cà chua đã chín đỏ, căng đều, không có vết sâu, dập và các dấu hiệu sắp hỏng.
  • Thịt nạc: có thể là thịt lợn, hoặc gà, bò đều được. Phần thịt này xay nhuyễn sẵn chế biến.
  • Tỏi hành: Tạo mùi, hương thơm của hành phi không có bất kì nguyên liệu nào có thể thay thế được.
  • Đường, dầu hào, tương ớt….tạo vị chua cay, ngọt ăn ngon mê ly.

3. Cách làm nước sốt bánh mì chả lụa “ăn là mê”

Mỗi vùng miền hay mỗi đầu bếp đều sẽ có cách làm nước dùng khác nhau. Tuy nhiên ở bài viết này, Quang Huy muốn giới thiệu cho bạn hương vị nước sốt của người bắc, chuẩn chính gốc Hà Nội.

pha nước sốt bánh mì

3.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Hành lá nhặt bỏ gốc, lá úa, rửa sạch, thái nhỏ phần đầu trắng để chuẩ bị phi cùng tỏi, phần lá xanh cắt ngắn để riêng vào bát.
  • Tỏi: nhặt vỏ dập hoặc băm nhuyễn.
  • Hành khô, hành tím: lột vỏ thái lát mỏng theo chiều ngang củ.
  • Cà chua: Bỏ cuống, ngâm vào nước muối 5 phút khử độc từ chất bảo quản, thuốc trừ sâu. Sau đó, rửa lại với nước và thái nhỏ cà chua. Nếu cà chua bạn cứng, hơi xanh có thể trần qua cho mềm rồi thái. Cách này giúp bước xào sẽ nhanh hơn đó.
  • Thịt: đem ướp chút dầu ăn, dầu hào và tiêu để khoảng 15 phút.

3.2 Phi hành tỏi

phi hành tỏi làm nước sốt

  • Bạn cho chảo lên bếp, nên dùng chảo chống dính sẽ không bị cháy.
  • Bật bếp, cho 2 thìa dầu ăn, chờ đến khi dầu sôi cho hành khô vào phi thơm, cho luôn cả đầu hành vào. Khi hành chuyển sang màu vàng nhạt bạn tắt bếp cho hành ra bát.
  • Khi phi hành nên để lửa nhỏ, thời gian phi sẽ hơi lâu tuy nhiên bạn cần kiên trì không bật lửa to, kết hợp với dầu nóng sẽ làm cháy hành.

3.3 Xào thịt

Bạn có thể dùng luôn chiếc chảo vừa nãy tận dụng mỡ phi hành để xào thịt. Chảo nóng bạn cho thịt đã ướp vào đảo đều cho thịt săn lại. Thêm gia vị, xào cho đến khi thịt chín đều, có mùi thơm và hết màu đỏ là được

3.4 Xào nước sốt

xào cà chua

Và đây chính là bước cuối cùng, cũng là phần quan trọng nhất – xào nước dùng

  • Bạn cho một chút dầu ăn vào chảo, tỏi vào phi thơm, đổ cà chua đã thái cùng 1 bát nước lọc đun sôi.
  • Khi hỗn hợp sôi bạn cho 1 thìa dầu hào, 1 thìa mắm, 2 muỗng đường, 1 thìa hạt nêm và khuấy đều.
  • Tiếp đó, cho phần hành khô đã phi, thịt băm đã xào vào đảo đều. Nếu thấy sốt hơi khô bạn hãy cho thêm nước để có độ sánh nhé.
  • Cuối cùng nêm nếm vị cho vừa, cho hành lá, tiêu vào đảo lại lần nữa và tắt bếp.

3.5 Thành phẩm

ăn bánh mì chả lụa kèm nước sốt

Nước dùng nóng hổi, thơm phức thật khó ai có thể cưỡng lại được. Xét về hương vị thì có vị chua chua nhẹ, bị ngọt không quá lợ, hơi cay cay ăn không biết ngán. Ngoài ăn kèm bánh mì bạn có thể ăn với cơm, bún, phở đều rất ngon nhé.

Bạn cho một phần nước dùng ra bát, ước lượng đủ cho cả nhà. Phần còn lại bạn có thể cho vào hộp đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể đun nóng lại hoặc dùng luôn vẫn rất ngon.

Bạn có thể ăn theo 2 cách:

  • Kẹp chả vào bánh và chấm cùng nước sốt.
  • Chan trực tiếp nước sốt vào giữa bánh, rồi thưởng thức.

4. Lưu ý khi làm nước sốt bánh mì kẹp chả lụa

Nước sốt làm không khó, tuy nhiên khi nấu nhiều người vẫn không thể thành công. Có thể đó là do một số lý do sau, bạn cần chú ý để không mắc phải những vấn đề này nhé:

lưu ý khi làm nước sốt bánh mì

  • Mua quá ít cà chua: Khi xào không đủ độ chua, màu nước nhạt không đỏ đẹp. Bạn có thể ước lượng cà chua theo số lượng người, nấu cho bao nhiêu người ăn sẽ mua bấy nhiêu quả. Hoặc bạn mua theo số ml định nấu, ví dụ nấu 500ml nước sốt mua tương ứng 10 quả cà chua.
  • Cho quá nhiều dầu, khi ăn nước sốt bị váng mỡ nhanh ngán. Nếu cất trong tủ lạnh thì phần mỡ bị tách ra với phần nước và bị hỏng.
  • Không cho thêm nước lọc trong khi nấu cà chua và thịt. Do vậy, không tạo ra được món sốt mà thay vào đó lại là món thịt xào cà chua.

Hy vọng bài chia sẻ về cách làm nước sốt bánh mì chả lụa của Quang Huy sẽ giúp ích cho bạn. Nếu gặp khó khăn khi chế biến hãy để lại bình luận bên dưới nhé

Để lại bình luận, đánh giá cho bài viết này